Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết ngày 31/10, Cục Nghiệp vụ QLTT phối hợp với Cục QLTT TPHCM kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành (quận 1) - một trong những khu mua sắm và điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại TPHCM.
Tại đây, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra các quầy hàng bán đồng hồ, túi xách có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. Kết quả ban đầu, lực lượng QLTT phát hiện 6 cơ sở kinh doanh đồng hồ, mắt kính, túi xách có dấu hiệu vi phạm hàng giả, hàng không rõ xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu nổi tiếng.
Tại 6 cơ sở bị tiến hành kiểm tra trong chợ Bến Thành, lực lượng chức năng đã lập biên bản và thu giữ hàng trăm sản phẩm có dấu hiệu giả nhãn hiệu để tiếp tục điều tra làm rõ.
Cụ thể, đoàn kiểm tra đã tạm giữ 294 cái đồng hồ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Rolex, Cartier, Chanel, Patek Philippe, Burberry...; 116 túi xách, thắt lưng, ba lô, ví có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, LV, Chlóe, Hermès, Montblanc, MCM... được bảo hộ tại Việt Nam.
Hàng trăm đồng hồ có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng bị phát hiện tại chợ Bến Thành (Ảnh: DMS).
Ngay khi thấy sự xuất hiện của lực lượng chức năng tại chợ Bến Thành, các cửa hàng tại Trung tâm thương mại Saigon Square tại 77-89 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1) - cách chợ Bến Thành khoảng 200m đã nhanh chóng thu dọn hàng hóa, đóng cửa trốn tránh sự kiểm tra.
Trước đó, trong năm 2022-2023, lực lượng QLTT liên tục tiếp hành kiểm tra, phát hiện, xử lý nhiều vi phạm tại loạt tuyến phố, cửa hàng kinh doanh cũng như các trung tâm mua sắm tại TPHCM.
Điển hình, từ ngày 1/11/2022, lực lượng chức năng đã kiểm tra hàng loạt cơ sở kinh doanh tại Saigon Square. Tại hiện trường, cơ quan chức năng đã lập biên bản các cơ sở bán hàng giả mạo nhãn hiệu các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam. Trong một tuần, nhiều cửa hàng kinh doanh trong Saigon Square đã đóng cửa để trốn tránh sự kiểm tra của lực lượng chức năng.
Theo lực lượng QLTT, từ nay đến hết cao điểm trước, trong và sau Tết nguyên đán năm 2025, Cục QLTT TPHCM sẽ tập trung kiểm tra tại các địa bàn nổi cộm, trung tâm thương mại khu vực quận 1.
" alt=""/>"Đột kích" chợ Bến Thành, phát hiện hàng trăm đồng hồ Rolex, Chanel nháiMột cảnh tượng mà không nhà đầu tư nào mong muốn đã xảy ra trong phiên sáng nay (18/3). Sau 10h, các chỉ số gần như rơi tự do. Tạm đóng cửa, VN-Index mất 35,91 điểm tương ứng 2,84% còn 1.227,87 điểm. HNX-Index giảm 5,63 điểm tương ứng 2,35% và UPCoM-Index giảm 1,8 điểm tương ứng 1,97%.
Thanh khoản dâng cao đột ngột. Lực bán rất mạnh nhưng đồng thời tiền nhập cuộc mua cổ phiếu hạ giá cũng rất lớn, qua đó đẩy khối lượng giao dịch trên HoSE ngay trong phiên sáng đã đạt tới con số 1,07 tỷ đơn vị; giá trị giao dịch 27.003,49 tỷ đồng.
Chỉ số VN-Index lao dốc đột ngột (Đồ thị: Bloomberg).
Thanh khoản tăng vọt trong phiên sáng (Nguồn: VNDS).
HNX có 124,75 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 2.551,26 tỷ đồng và UPCoM-Index có 36,22 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 459,59 tỷ đồng. Như vậy, mới chỉ trong buổi sáng mà giá trị giao dịch trên toàn thị trường đã vượt 30.000 tỷ đồng!
Thị trường chìm trong sắc đỏ với 798 mã giảm giá, 24 mã giảm sàn. Phía tăng chỉ có 130 mã, 15 mã tăng trần. Riêng sàn HoSE ghi nhận 460 mã giảm giá, trong đó có 11 mã giảm sàn.
Hàng loạt mã cổ phiếu lao thẳng xuống mức giá sàn trong phiên: AGR, FTS, CTS, VIX, VDS, BSI, ORS, VCI. Hết phiên sáng, AGR và FTS vẫn đang kẹt lại mức giá sàn trong khi các mã còn lại thoát giá sàn nhưng vẫn thiệt hại rất nặng nề: CTS giảm 6,8%; VIX giảm 6,7%; VDS giảm 6,5%; BSI giảm 6,4%; ORS giảm 6,1%; VCI giảm 5,6%.
Nhiều cổ phiếu chứng khoán bị giảm sàn trong phiên trước khi thu hẹp được thiệt hại (Nguồn: VDSC).
Cổ phiếu ngân hàng cũng mất giá mạnh. CTG giảm 5%; MSB giảm 4,4%; TPB giảm 4,3%; TCB giảm 4,1%; MBB giảm 3,6%; BID giảm 3,4%; OCB giảm 3,4%; LPB giảm 3,3%. Trong đó, CTG có thời điểm giao dịch tại mức giá sàn.
Nhiều cổ phiếu bất động sản cũng giảm kịch sàn trong phiên như VRC, SZC, LHG, IJC, TIP, SIP, KDH, NTL, NLG, HDG. Hết phiên sáng, VRC vẫn đang trong trạng thái giảm sàn, các mã còn lại thoát sàn. Tuy vậy, SZC vẫn thiệt hại 6,4%; LHG giảm 6,2%; IJC giảm 6,1%; TIP giảm 6%.
Tương tự với ngành xây dựng và vật liệu. CTD giảm sàn về 71.600 đồng; VGC giảm 6,2%; BCE giảm 5,8%; HUB giảm 5,7%; FCN giảm 4,9%; LCG giảm 4,7%; CTR giảm 4,6%.
Khối ngoại bán ròng mạnh, trong sáng nay đã bán ròng 483 tỷ đồng trên cả 3 sàn.
" alt=""/>Chứng khoán bị bán tháo, giao dịch hơn 30.000 tỷ đồng trong buổi sáng